Thị trường mục tiêu và 4 bước xác định Target Market cho doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển hệ thống kinh doanh, việc xác định thị trường mục tiêu là điều cần thiết với mọi doanh nghiệp. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Quy trình xác định như thế nào? Hãy cùng Sales Design đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là một nhóm người tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng các nỗ lực tiếp thị và nguồn hàng hóa đến. Một thị trường mục tiêu rõ ràng là yếu tố quyết định trong chiến lược tiếp thị. Sản phẩm (product), giá cả (price), chiêu thị (promotion) và phân phối (place) là bốn yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị (marketing) hỗn hợp – quyết định sự thành công của một sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thị_trường_mục_tiêu)
Để dễ hiểu, chúng ta hãy hình dung thị trường là nơi có đầy đủ mọi loại khách hàng. Vì thế phạm vị của thị trường là rất rộng.
Trong gian đoạn ban đầu, doanh nghiệp sẽ không thể nào ôm hết toàn bộ thị trường. Họ phải chia thị trường thành các phân khúc nhỏ khác nhau.
Với mỗi phân khúc đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các định hướng và chiến lược phát triển phù hợp. Sau khi tổng hợp và đánh giá, doanh nghiệp sẽ đúc kết được những phân khúc thị trường phù hợp.
Đó chính là thị trường mục tiêu (Target Market). Nói nôm na, đó là thị trường chứa toàn bộ các khách hàng tiềm năng phù hợp với các định hướng phát triển sản phẩm, hình ảnh và dịch vụ của từng doanh nghiệp.
Lựa chọn thị trường mục tiêu như thế nào?
Để có thể xác định thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp cần tiến hành phân tích nhiều khía cạnh sau đây:
Phân tích khách hàng hiện tại
Thông tin khách hàng đã mua hàng là thứ cực kì hữu ích mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Hãy cố gắng xác định rõ đặc điểm chung giữa các đối tượng khách hàng này.
Các đặc điểm giúp doanh nghiệp có thể phân nhóm khách hàng bao gồm: độ tuổi, sở thích, nghề nghiệp, mức sẵn lòng chi trả… Càng chi tiết bao nhiêu thì càng giúp ích cho doanh nghiệp tiếp cận đến đúng đối tượng phù hợp.
Nếu bạn là doanh nghiệp B2B thì việc phân tích khách hàng cho Target Market sẽ hơi khác chút. Thay vì phân tích đặc điểm người dùng, bạn nên tìm hiểu các đặc điểm của các doanh nghiệp khách hàng như quy mô kinh doanh, vị trí địa lý…
Phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Động cợ của khách hàng là gì? Khách hàng muốn những gì? Và liệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có đang đáp ứng được hay không.
Để trả lời được câu hỏi trên thì doanh nghiệp cần tư duy trên phương diện là một khách hàng. Có như thế, doanh nghiệp mới biết được điều gì đã thôi thúc khách hàng mua hoặc từ chối sản phẩm của mình.
Khi đã hiểu được khách hàng, doanh nghiệp mới có thể phân tích lại sản phẩm của mình một cách chính xác hơn. Có như thế thì doanh nghiệp mới thực sự giải quyết được vấn đề cho khách hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Một trong số đó chính là hiểu được target market mà đối thủ nhắm đến.
Có nhiều cách để doanh nghiệp phân tích đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể thực hiện SWOT hoặc thông qua việc truyền tải nội dung để định hình khách hàng. Tuy những thông số này chỉ là ước lượng nhưng cũng giúp cho doanh nghiệp hình dung được một bức tranh thị trường cụ thể hơn.
Hoàn thiện xác định thị trường mục tiêu
Sau khi trải qua các bước phân tích, doanh nghiệp đã định hình được thị trường mục tiêu phù hơp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa nó là sẽ hoàn hảo ngay từ lần đầu.
Ngay cả khi doanh nghiệp đã xác định rõ đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp cần liên tục kiểm tra, thử nghiệm để có được bức tranh tổng quan chính xác nhất về khách hàng mục tiêu của mình. Đồng thời, doanh nghiệp phải luôn cập nhật nghiên cứu thị trường. Có như thế mới bắt kịp xu hướng của thời đại và sở thích của người tiêu dùng.
Tổng kết
Trên đây là quy trình 4 bước Target Market mà Sales Design muốn gửi gắm tới các doanh nghiệp. Hy vọng rằng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp có các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu tối ưu nhất.