Chuyển đổi số – cụm từ hứa hẹn một sự thay đổi mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển kỷ lục. Vậy các chủ doanh nghiệp đã thực sự hiểu gì về khái niệm chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Chuyển đổi số - Doanh nghiệp hiểu và áp dụng như thế nào cho đúng
Chuyển đổi số – Doanh nghiệp hiểu và áp dụng như thế nào cho đúng

Chuyển đổi số là gì

Theo Gartner, chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp đạt doanh số tốt hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng.

Theo Microsoft, chuyển đổi số là việc tái cấu trúc tư duy về việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.

Như vậy, định nghĩa chuyển đổi số là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức. Mục đích chính của việc áp dụng công nghệ là để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp những trải nghiệm mới làm hài lòng khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi số cũng mang ý nghĩa là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp. Họ phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.

Ngoài ra, khái niệm chuyển đổi số ở Việt Nam thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số. Chủ doanh nghiệp sẽ áp dụng các công nghệ mới (Big Data, IoT, Cloud…) nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Phân biệt sự khác nhau giữa Số hóa và Chuyển đổi số

Phân biệt sự khác nhau
Phân biệt sự khác nhau

Khái niệm số hóa

Là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy, các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số. Trong đó thông tin được tổ chức thành các bit và byte. Dữ liệu không bị thay đổi – nó chỉ đơn giản được mã hóa theo định dạng kỹ thuật số. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Số_hóa

Phân biệt số hóa dữ liệu và số hóa quy trình

Số hóa dữ liệu là hình thức chuyển đổi thông tin dạng vật lý, analog sang dạng kỹ thuật số.

Số hóa quy trình là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu số hóa để tác động đến quy trình vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra các nguồn doanh thu mới.

Có thể nói, Số hóa dữ liệu là bước đệm hướng tới Số hóa quy trình.

Chuyển đổi số khác với số hóa như thế nào

Không phải cứ áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào quy trình vận hành là thành chuyển đổi số. Điểm khác biệt lớn nhất chính là yếu tố con người và giá trị bền vững.

Điểm chung của các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thường là: chủ trương lãnh đạo, bồi dưỡng năng lực, động viên nhân viên, giao tiếp trong doanh nghiệp và cuối cùng mới là nâng cấp công nghệ. Vì thế, toàn bộ quy trình và đội ngũ phải được “cải tạo” lại để trở nên linh hoạt hơn, thành thục về công nghệ hơn.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số là một nỗ lực cần được lên kế hoạch chi tiết và cần rất nhiều thời gian để thực hiện (3-5 năm). Có thể nói một quy trình Chuyển đổi số sẽ bao gồm nhiều dự án Số hóa.

Vì sao phải chuyển đổi số?

Vì sao phải chuyển đổi số?
Vì sao phải chuyển đổi số?

Sau đây là các nguyên nhân tạo “động lực” cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp:

  • Khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng. Họ chú trọng đến sự nhanh chóng, tiện lợi cũng như đòi hỏi nhiều tiện ích sản phẩm, dịch vụ.
  • Công nghệ trên thế giới thay đổi từng ngày, mang lại nhiều tiềm năng và lợi ích to lớn. Vì thế, doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung.
  • Đối thủ cạnh tranh cũng đã thay đổi, ngày càng mạnh lên, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Việc sở hữu nền tảng số hóa cho phép họ có thể triển khai vận hành hiệu quả, tiết kiệm. Do đó, giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp là điều bắt buộc phải có.
  • Xu hướng chuyển đổi số là điều tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược cụ thể cùng sự đầu tư tương xứng. Có như vậy mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai.

Lợi ích của chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp

Lợi ích đem lại cho doanh nghiệp
Lợi ích đem lại cho doanh nghiệp

Tối ưu hóa năng suất nhân lực

Làm sao để doanh nghiệp khai thác tối đa khả năng của nhân viên? Đã có chuyển đổi số giúp sức.

Những việc nhỏ nhặt, thủ công sẽ được hệ thống tối ưu thành các quy trình tự động hóa. Mọi người sẽ có thêm thời gian để tập trung vào chuyên môn chính. Cấp quản lí cũng dễ dàng hơn trong việc đánh giá hiệu suất làm việc của cấp dưới.

Xóa nhòa khoảng cách giữa các phòng ban

Hầu hết các phòng ban của doanh nghiệp truyền thống đều không có sự kết nối thông tin với nhau. Điều này góp phần khiến cho công việc chung thường bị tắc nghẽn cục bộ. Hậu quả là doanh nghiệp “mất điểm” trước khách hàng: đáp ứng nhu cầu chậm, giải quyết sự cố lâu…

Khi áp dụng chuyển đổi số, tất cả các bộ phận sẽ có được “tiếng nói chung”. Nhờ đó, việc phối hợp giữa các phòng ban cũng trở nên nhịp nhàng hơn. Các nhiệm vụ được thực hiện thông suốt, các vấn đề phát sinh cũng dễ dàng nhận dạng, phòng ngừa.

Tăng cường sự minh bạch, hiệu quả và sáng tạo trong hệ thống quản trị công ty

Mọi hoạt động từ doanh số đến con người đều được thể hiện rõ ràng thông qua công cụ số. Chủ doanh nghiệp có thể chủ động truy xuất các loại báo cáo bất cứ lúc nào. Nhờ vậy, việc quản lí doanh nghiệp trở nên hiệu quả và minh bạch hơn.

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Khách hàng là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp “gần hơn” với khách hàng bằng cách tiếp cận nhiều hơn, tương tác nhanh hơn, chăm sóc chu đáo hơn. Ngoài ra, nền tảng số hóa sẽ giúp doanh nghiệp triển khai, vận hành hiệu quả, chính xác, chất lượng.

Các lợi ích khác

  • Đơn giản hóa và giảm chi phí quản lý, vận hành
  • Cập nhật nhanh chóng và chính xác
  • Tăng sự nhanh nhẹn và đổi mới
  • Trải nghiệm khách hàng toàn cầu
  • Tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới

Các hình thức chuyển đổi số

Các hình thức
Các hình thức

Chuyển đổi cơ cấu, quy trình kinh doanh

Quy trình kinh doanh là điểm trọng tâm và cốt lõi trong hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng một quy trình tốt sẽ giúp doanh nghiêp giảm chi phí, giảm thời gian chu kỳ, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Xu hướng ngày nay của đa số doanh nghiệp chính là hướng đến ứng dụng các công nghệ dữ liệu, phân tích, API, học máy… Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng áp dụng tự động hóa quy trình bằng robot để hợp thức hóa các quy trình văn phòng như kế toán, pháp lí…

Chuyển đổi mô hình kinh doanh

Nếu chuyển đổi quy trình tập trung vào các lĩnh vực hữu hạn của doanh nghiệp, thì chuyển đổi mô hình kinh doanh lại nhắm vào các nền tảng cơ bản về cách thức giá trị được phân phối trong ngành.

Thói quen, tâm lý và hành vi mua sắm của người dùng thay đổi lớn. Các nền tảng online đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng. Vì thế, chiến lược chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online là cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp đột phá và dẫn đầu.

Chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh

Các công nghệ mới đang xác định lại các sản phẩm và dịch vụ. Nó xóa mờ ranh giới ngành và tạo ra những đối thủ cạnh tranh phi truyền thống mới.

Trước đây, sân chơi công nghệ chỉ dành cho những “ông trùm” như Microsoft, Apple, Google. Nhưng ngày nay đã khác, khoảng cách công nghệ không còn là rào cản.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có được những công nghệ mới cần thiết để mở ra sự phát triển mới với chi phí rẻ và hiệu quả. Một số doanh nghiệp đã mở rộng các dịch vụ của mình, kết hợp kinh doanh kỹ thuật số với hoạt động kinh doanh truyền thống.

Chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp phản ánh tinh thần, suy nghĩ và hành động, mục tiêu phát triển của công ty. Văn hóa doanh nghiệp phải sẵn sàng với công nghệ số. Nếu không, việc chuyển đổi số sẽ khó thành công do không có sự hưởng ứng và tham gia của các thành viên trong tổ chức.

Các yếu tố xây dựng “Văn hóa số”

  • Lấy khách hàng làm trọng tâm: Đặt khách hàng thành ưu tiên hàng đầu.
  • Đổi mới sáng tạo: Ủng hộ những suy nghĩ đột phá, khám phá các ý tưởng mới. Chấp nhận mạo hiểm kể cả khi mang lại kết quả tiêu cực.
  • Tư duy số: sử dụng dữ liệu và phân tích để đưa ra quyết định kinh doanh. Cần xem các giải pháp số là điều mặc nhiên, bắt buộc phải có.
  • Khả năng linh hoạt: có kỹ năng đáp ứng đối với những đòi hỏi thay đổi và công nghệ mới.

Những thói quen cần tránh

  • Ngại thay đổi
  • Ra lệnh
  • Không phản hồi
  • Đại khái
  • Nước đến chân mới nhảy

Những lưu ý cho doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch chuyển đổi số toàn diện

Những lưu ý cho doanh nghiệp
Những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếng nói chung và sự đồng nhất của các phòng ban

Sự gắn kết giữa lợi ích và mục tiêu kinh doanh chính là một thách thức lớn. Việc đồng loạt thay đổi nhiều thứ trong cùng một thời gian ngắn vấp phải rất nhiều khó khăn.

Giải pháp khắc phục chính là tổ chức mô hình chuyển đổi số hiệu quả cho các cấp quản lý phòng ban trước khi áp dụng toàn hệ thống. Phương pháp này đảm bảo quá trình thực hiện không còn rời rạc giữa các bộ phận và nghiệp vụ.

Bắt kịp xu hướng xã hội

Bắt kịp xu hướng là điều cần thiết để doanh nghiệp tránh bị tụt hậu trên thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp phải nghiên cứu, lường trước các thay đổi có thể xảy ra, kịp thời cập nhật, thay đổi.

Thay đổi tư duy lãnh đạo

Thực tế việc chuyển đổi tư duy lãnh đạo phải là bước đầu tiên trong hoạt động chuyển đổi số. Lãnh đạo phải xem đây là một chiến lược trung tâm của doanh nghiệp trong thời kỳ mới.

Chiến lược chuyển đổi số này cần được hoạch định cụ thể. Các giai đoạn triển khai phải phù hợp với đặc thù và tiềm lực của doanh nghiệp.

Tư duy linh hoạt, quản lý rủi ro

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp mang lại các cơ hội rộng mở kèm những thách thức to lớn. Vì thế, doanh nghiệp phải có tư duy linh hoạt trong đón nhận và thay đổi.

Tốc độ chuyển đối số tại Việt Nam được đẩy lên khá nhanh so với trước đây. Điều đó cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn trở thành “doanh nghiệp số”, thông qua việc đầu tư vào các cách làm mới, các phép thử mới.

Tham khảo các dịch vụ chuyển đổi số tại SalesDesign

SalesDesign là một trong những đơn vị tư vấn thiết kế giải pháp doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam. Với phong cách chuyên nghiệp và tính thực tiễn hiệu quả cao, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn bộ cẩm nang chuyển đổi số chuyên nghiệp. Nếu bạn vẫn không biết bắt đầu từ đâu, không biết làm cách nào thì cũng đừng lo lắng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chuyển đổi số phù hợp nhất cho doanh nghiệp:

Kết luận

“Chuyển đổi số hay là chết”. Chỉ nhiêu đó thôi đã cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số. Là chủ doanh nghiệp, chúng ta cần chuẩn bị sẵn tâm lý như thế, nhất là trong thời đại ngày nay.

Các bài viết khác

Giải pháp doanh nghiệp