Phòng kinh doanh là gì? Có chức năng, vai trò ra sao trong doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết tổng hợp chi tiết dưới đây.

Phòng kinh doanh là gì? Chức năng nhiệm vụ vai trò mục tiêu
Phòng kinh doanh là gì? Chức năng nhiệm vụ vai trò mục tiêu

Phần 1

Khái niệm phòng kinh doanh là gì?

Phòng kinh doanh tiếng anh là gì? Phòng kinh doanh trong tiếng anh gọi là Business Department. Đây là phòng ban đóng vai trò chủ lực trong một doanh nghiệp.

Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển, cho đến phân phối sản phẩm. Tất cả nhằm mục đích thực hiện kế hoạch gia tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra phòng kinh doanh còn là nơi gắn kết các bộ phận với nhau như Marketing, CSKH, khối kế toán...

Khái niệm phòng kinh doanh là gì
Khái niệm

Phần 2

Phòng kinh doanh bao gồm những bộ phận nào?

Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt nhất định. Nó tùy thuộc vào mô hình, cơ cấu kinh doanh mà doanh nghiệp áp dụng.

Phòng kinh doanh bao gồm những bộ phận nào?
Phòng kinh doanh bao gồm những bộ phận nào?

Giám đốc kinh doanh

Trong phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh là người nắm giữ quyền hạn cao nhất. Họ sẽ là người đề xuất những kế hoạch, chiến lược mới. Những chiến lược đó phải đảm bảo thu về lợi nhuận mà doanh nghiệp đề ra. Và nó cũng phải đảm bảo thỏa mãn mức độ hài lòng của khách hàng.

Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cũng giữ vai trò là người quản lý nhân sự trong phòng kinh doanh. Vai trò này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về vấn đề phân công công việc. Họ phải không ngừng tạo ra cơ hội thăng tiến, giúp nhân viên có tinh thần làm việc và ngày càng phát triển.

Trưởng phòng kinh doanh

Nắm giữ vị trí trưởng phòng kinh doanh trong doanh nghiệp, bạn phải chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và đảm bảo năng suất, hiệu quả công việc của bộ phận này. Tất cả nhằm đáp ứng tiến độ công việc và hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra.

Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh còn là người phụ trách chính các công việc báo cáo. Nó bao gồm báo cáo tiến độ công việc, doanh thu, chi phí và lợi nhuận cho Ban giám đốc. Đồng thời, họ còn là người chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý và đào tạo nguồn nhân sự.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vị trí Phó phòng kinh doanh

Trưởng nhóm kinh doanh/dự án

Trưởng nhóm kinh doanh là người giữ vị trí quản lý cấp nhóm. Họ sẽ quản lý nhóm mà mình được giao, đôn đốc và phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt nhất bản kế hoạch được cấp trên giao phó.

Người giữ vị trí này phải là người có kinh nghiệm chuyên môn cao. Ngoài ra họ cũng cần có kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Có như thế mới đảm bảo nhóm sẽ hoạt động mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nhân viên phát triển khách hàng tiềm năng

Công việc chính của bộ phận này là tìm kiếm đối tượng khách hàng mới cho doanh nghiệp. Các hình thức bao gồm: gửi email, thực hiện các cuộc gọi, thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng.

Đồng thời, vị trí này cần lên kế hoạch thu hút khách hàng biết đến doanh nghiệp. Có thể thông qua các sự kiện tư vấn miễn phí cho khách hàng có nhu cầu, sử dụng các ưu đãi giảm giá, blog...

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là vị trí thông dụng mà hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có. Họ là người đề xuất các chiến lược làm sao để gia tăng doanh số, lợi nhuận cho công ty.

Mỗi nhân viên kinh doanh phải có mục tiêu và định hướng khác nhau. Nhân viên phòng kinh doanh phải chủ động tìm kiếm khách hàng mục tiêu cho mình. Và họ cũng phải có kế hoạch chăm sóc, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

Thực tế, yêu cầu công việc của nhân viên kinh doanh thường được mô tả chung là phục vụ khách hàng. Vì thế họ cần nắm bắt được các hoạt động mới từ đối thủ cạnh tranh, và linh hoạt trong giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng là vị trí sẽ đại diện cho công ty trao đổi với khách hàng. Họ sẽ trực tiếp phụ trách, tiếp nhận giải quyết các vấn đề, khiếu nại, thắc mắc từ phía khách hàng với dịch vụ, sản phẩm của công ty. Tất cả nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với công ty.

Nhân viên chăm sóc khách hàng cần tìm hiểu về nhu cầu, vấn đề khách hàng gặp phải. Dựa vào đó, doanh nghiêp sẽ tiến hành cải thiện chất lượng dịch vụ cho phù hợp.

Ngoài ra, nhân viên cần giới thiệu đến khách hàng các chương trình ưu đãi, sự kiện của doanh nghiệp. Điều này sẽ kích thích sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Nhân viên hỗ trợ kinh doanh

Vị trí này còn được gọi với tên khác là trợ lý kinh doanh. Công việc chính là giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ, tư vấn cho khách hàng, báo giá hợp đồng... Ngoài ra họ còn hỗ trợ nhân viên chăm sóc khách hàng trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Phần 3

Vai trò của phòng kinh doanh trong công ty

Vai trò chính của phòng kinh doanh là quảng bá doanh nghiệp đến với khách hàng nhiều nhất có thể. Để làm được điều đó, phòng kinh doanh cần triển khai nhiều phương thức, chiến lược kinh doanh khác nhau.

Vai trò của phòng kinh doanh trong công ty
Vai trò

Bên cạnh đó, bộ phận này còn phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác nhằm gia tăng doanh số cho công ty. Từ đó, công ty ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Phần 4

Chức năng của phòng kinh doanh trong công ty

Phòng kinh doanh có chức năng gì? Dưới đây là 5 chức năng chính mà phòng kinh doanh cần có:

Chức năng của phòng kinh doanh trong công ty
Chức năng

Tham mưu chiến lược

Các hoạt động liên quan đến việc phân phối sản phẩm ra thị trường đều cần đến phòng kinh doanh. Bộ phận này sẽ tham mưu các kế hoạch, chiến lược phát triển khâu kinh doanh, bán hàng. Mục đích cuối cùng là thu hút được lượng khách hàng lớn trong thời gian nhanh nhất. Sau đó, bộ phận này sẽ đề xuất và giải trình chúng trước ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Hướng dẫn, chỉ đạo nghiên cứu

Phòng kinh doanh sẽ hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu hoặc trực tiếp nghiên cứu cải tiến các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường.

Việc cải thiện sản phẩm cũ hoặc phát triển sản phẩm mới sẽ diễn ra liên tục. Mục đích của việc làm này là góp phần giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường.

Xây dựng, phát triển nguồn khách hàng

Khách hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp. Vì thế việc xây dựng và phát triền nguồn khách hàng phải được phòng kinh doanh tiến hành thường xuyên.

Các khách hàng tiềm năng là mục tiêu mà phòng kinh doanh xác định chú trọng xây dựng. Bên cạnh đó, việc duy trì mối quan hệ với những khách hàng hiện tại cũng cần được quan tâm.

Theo dõi, kiểm soát và báo cáo

Việc lập báo cáo cần thực hiện định kì theo quy định của doanh nghiệp. Nội dung báo cần phải thể hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhiệm vụ và quyền hạn của phòng kinh doanh cũng phải được báo cáo đầy đủ.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Chức năng phòng kinh doanh cũng bao gồm cả việc tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm:

  • Xây dựng chính sách bán hàng hấp dẫn dành cho nhân viên nội bộ và đại lý
  • Xây dựng chính sách khuyến khích nội bộ
  • Xây dựng các kênh phân phối online/offline
  • ...

Phần 5

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ gì? Chúng ta hãy cùng xem nhé.

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Nhiệm vụ

Nhiệm vụ tổng quát

  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu, thực hiện các công việc để tiếp cận khách hàng trên thị trường.
  • Xây dựng kế hoạch chi tiết về các hoạt động phòng kinh doanh. Việc này bao gồm quy trình, tiến độ sản xuất, chất lượng và số lượng nguồn hàng, phân bổ đội nhóm, xưởng sản xuất…
  • Đưa ra các giải pháp, chiến lược marketing nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
  • Lên kế hoạch phát triển thị trường và phát triển các dòng sản phẩm.
  • Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về các hoạt động kinh doanh được giao phó. Những hoạt động này nằm trong phạm vi quyền hạn cho phép của phòng kinh doanh.

Quan hệ khách hàng

  • Nghiên cứu, lập kế hoạch xây dựng toàn bộ chính sách liên quan đến lĩnh vực bán hàng. Nó bao gồm: chính sách quảng bá, tiếp thị, chính sách giá, chiết khấu và khuyến mãi.
  • Lên kế hoạch, lập danh sách riêng cho từng phân khúc khách hàng.
  • Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu bán hàng cụ thể theo từng giai đoạn.
  • Phụ trách tìm kiếm, phát triển và kết nối mạng lưới khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Đồng thời duy trì quan hệ với khách hàng cũ theo chính sách kế hoạch đã đặt ra trước đó.
  • Tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư thích hợp để góp vốn. Liên kết, liên doanh với các tổ chức khác để cùng hợp tác thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Quản lý hồ sơ, thông tin khách hàng khoa học theo đúng quy định, chính sách của doanh nghiệp.

Tài chính

  • Tư vấn các vấn đề tài chính cho công ty: tối ưu dòng tiền, quản trị, chi phí,…
  • Nghiên cứu, định vị sản phẩm, thương hiệu của tổ chức trên thị trường. Từ đó giúp Ban giám đốc đưa ra định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp đúng đắn.
  • Chịu trách nhiệm theo dõi, thẩm định, đánh giá về hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Sau đó tiến hành cải tiến để phục vụ khách hàng tốt hơn và đảm bảo tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

Phát triển sản phẩm

  • Định kỳ nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin, nhu cầu của thị trường mục tiêu. Từ đó đưa ra đề xuất giúp Ban giám đốc xác định được vị thế trên thị trường, định hướng phát triển, định vị sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường khách hàng.
  • Định kỳ đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh cho dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất các giải pháp mới nâng cao, cải tiến chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
  • Thực hiện quá trình nghiên cứu và phát triển thêm các dòng sản phẩm mới
  • Xây dựng quy chế, quy trình làm việc liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Phần 6

Mục tiêu của phòng kinh doanh

  • Lập kế hoạch, chiến lược quảng bá mới giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty trong từng giai đoạn cụ thể.
  • Hoàn thành công việc, nhiệm vụ theo các chỉ tiêu đã được đề ra trước đó
  • Lập kế hoạch kinh doanh thu hút, nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho doanh nghiệp
  • Thực hiện các phương án, giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
  • Đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu của phòng kinh doanh
Mục tiêu

Phần cuối

Kết luận

Thông qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ có được nhiều thông tin bổ ích về phòng kinh doanh. Nếu bạn đam mê, hãy mạnh dạn ứng cử vào vị trí mình mong muốn trong phòng ban này nhé!


Giới thiệu giải pháp chuyên sâu dành cho doanh nghiệp:

Xây dựng phòng kinh doanh – Xây thế nào cho “ĐẠT CHUẨN”

Bản Đồ Hành Trình Khách Hàng